VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG Ở QUẢNG BÌNH NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX

Nguyễn Thị Thùy Nhung

Tóm tắt


Sau sự kiện thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược nước ta ở cửa biển Đà Nẵng (1858) là hàng loạt nỗ lực của vua tôi nhà Nguyễn để chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Trong khi một bộ phận của triều đình quay sang thỏa hiệp và hợp tác với Pháp thì hoạt động của Tôn Thất Thuyết và vị vua yêu nước Hàm Nghi là điểm sáng nổi bật nhất trong thời điểm mà ở nước ta ngọn cờ cứu nước theo ý thức hệ phong kiến vẫn còn giữ vai trò chi phối. Phong trào kháng Pháp giành độc lập từ sự khởi xướng của phe chủ chiến với ngọn cờ Hàm Nghi được gọi là phong trào Cần Vương kéo dài hơn 10 năm (1885-1896). Ở giai đoạn đầu (10/1885-10/1888), Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng chọn Quảng Bình làm nơi đứng chân cuối cùng để tổ chức cuộc kháng chiến lâu dài. Việc chọn vùng thượng lưu sông Gianh làm Kinh đô kháng chiến của Sơn triều chống Pháp thời Hàm Nghi xuất bôn đã khiến vùng đất này có nhiều phong trào đấu tranh giúp vua, bảo vệ Sơn triều để cứu nước. Bài viết của chúng tôi tập trung trình bày những đóng góp của nhân dân Quảng Bình trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX.




TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Địa chỉ: Trường Đại học Quảng Bình, 312 Lý Thường Kiệt, Phường Bắc Lý, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình 
ĐT: 0232.3822010 - Fax: 0232.3821054