ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở QUẢNG NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1960

Đinh Thị Kim Ngân

Tóm tắt


Một nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) là sự kết hợp đúng đắn giữa xây dựng lực lượng chính trị với lực lượng quân sự, giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự. Sức mạnh của lực lượng chính trị và lực lượng quân sự được sử dụng hợp lý đã phát huy ở mức cao nhất sức mạnh của dân tộc, hạn chế tối đa sức mạnh vật chất - kỹ thuật của kẻ thù. Trên cơ sở phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đấu tranh chính trị đã hình thành nên những đội quân chính trị hùng hậu làm lực lượng nòng cốt trong các cuộc đấu tranh giành dân, giữ đất, nổi dậy giành quyền làm chủ; hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh quân sự và làm chỗ dựa cho các lực lượng vũ trang tiêu hao, tiêu diệt sinh lực đối phương. Đấu tranh chính trị đã gây cho đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hoà không ít khó khăn trong quá trình áp đặt chủ nghĩa thực dân mới và triển khai các chiến lược chiến tranh ở miền Nam. Do sự chi phối bởi điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng địa phương ở miền Nam mà đấu tranh chính trị diễn ra phong phú, đa dạng với nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam là một trong những trường hợp như vậy. Trong bài viết này, tác giả phân tích phong trào đấu tranh chính trị ở Quảng Nam từ năm 1954 đến 1960, góp phần làm rõ hơn vai trò, vị trí của vùng đất này trong tiến trình kháng chiến chống Mĩ, thống nhất đất nước. 

Từ khóa


Hội An; Quảng Nam 1954-1960; “tố Cộng”; hiệp thương tổng tuyển cử



TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Địa chỉ: Trường Đại học Quảng Bình, 312 Lý Thường Kiệt, Phường Bắc Lý, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình 
ĐT: 0232.3822010 - Fax: 0232.3821054