NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM HAI MẢNH VỎ (BIVALVIA) Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ NHẬT LỆ, QUẢNG BÌNH

Đinh Thị Thanh Trà, Nguyễn Đức Hưng

Tóm tắt


Vùng biển ven bờ Nhật Lệ đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học biển và đời sống người dân địa phương. Nghiên cứu đa dạng thành phần loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) tại vùng này ghi nhận được 16 loài thuộc 10 giống, 6 họ của 6 bộ: Venerida, Arcida , Mytilida, Cardiida, Ostreida và Pectinida. Mỗi bộ có 1 họ, chiếm 16,67%. Trong đó, họ Venerida có 4 loài chiếm 25%, họ Arcidae có 5 loài chiếm 31,25%, họ Mytilidae có 3 loài chiếm 18,75%. Xác định được 1 loài Perna viridis (Linnaeus, 1758) có giá trị bảo tồn theo Quyết định 82/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở thứ hạng Sẽ nguy cấp. Chỉ số đa dạng quần xã sinh vật (H’) khu vực đạt mức trung bình 1,89.

Từ khóa


thành phần loài; hai mảnh vỏ; vùng biển ven bờ; Nhật Lệ

Trích dẫn bài viết


Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà Nước (1981), Quy phạm tạm thời điều tra tổng hợp biển, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

Quy trình khảo sát Tài nguyên và Môi trường biển. NXB Khoa học và Công nghệ, 2014.

WWF Chương trình Đông Dương (2003). Sổ tay hướng dẫn “Giám sát và điều tra đa dạng sinh học”. Nhà xuất bản Giao thông vận tải. 421 tr

Nguyễn Văn Khôi (2001). Động vật đáy và động vật nổi Việt Nam. Hà Nội: Nxb Khoa học kỹ thuật; 2001.

Võ Văn Quý (2020) “Thành phần loài và đặc điểm phân bố nhóm động vật hai mảnh vỏ (Bivalvia) vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên”. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên. Tập 129, Số 1A, 95–105, 2020.

Hứa Thái Tuyến, Nguyễn An Khang (2022) “Thân mềm rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận”. Hội nghị biển Đông 2022, Nha Trang, 13-14/9/2022.

Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Cao Văn (2021) “Nghiên cứu thành phần loài và phân bố động vật đáy vùng bờ biển tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Khoa học Đại Học Tân Trào, No.22 Aug, p.128-141.

Nguyễn Quang Hùng (2010) Nghiên cứu đánh giá nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở một số vùng triều phía tây vịnh Bắc Bộ nhằm đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý. Tóm tắt luận án Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Hải sản.

Đỗ Công Thung (2017) ” Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học động vật đáy hệ sinh thái vùng triều miền bắc Việt nam” Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 17, Số 2; 2017: 206-213

Bùi Minh Tuấn, Hoàng Đình Chiều, Nguyễn Kim Thoa (2021). “Thành phần loài lớp thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) ghi nhận trong rạn san hô ven bờ miền trung Việt nam”. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(1): 58-67

Đỗ Thanh An, Đỗ Văn Khương, Đỗ Anh Duy (2014) “Thành phần loài, phân bố, sinh khối động vật thân mềm (lớp: Gastropoda, Bivalvia, Cephalopoda) vùng rạn san hô tại 19 đảo khảo sát thuộc vùng biển Việt nam” Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 14, Số 4; p358-367. DOI: 10.15625/1859-3097/14/4/5822

Tài liệu tiếng Anh

[ 12] Kent E. Carpenter and Volker H. Niem (Eds.). The Living Marine. Resources of the Western Central Pacific - Volume 1: Seaweeds, corals, bivalves and gastropods. FAO, Rome, pp. 19-96

Hylleberg J. & Kilburn R. (2003). Marine Molluscs of Vietnarn. Annotations, Voucher Material, and Species in need of Verification. Phuket Marine Biological Center Special Publication. 28: 5-300.

Hylleberg J. (2011). A Synoptical Classification of the Bivalvia (MOLLUSCA). University of Kansas. Paleontological Contributions. New Series. 20(4).

Shannon, C.E và W.Wiener. The mathematical theory of communities. Illinois: Urbana University, Illinois Press, 1963.




TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Địa chỉ: Trường Đại học Quảng Bình, 312 Lý Thường Kiệt, Phường Bắc Lý, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình 
ĐT: 0232.3822010 - Fax: 0232.3821054