SỰ PHÂN BỐ BIÊN ĐỘ XUNG ION HÓA CỦA BUỒNG PHÂN HẠCH ĐỐI VỚI CÁC DÒNG NEUTRON CÓ PHỔ KHÁC NHAU

Lê Thị Diệu Hiền

Tóm tắt


 Với các ưu điểm nổi trội như: độ nhạy có thể được tối ưu hóa bằng cách chọn vật liệu làm lớp phủ điện cực phù hợp; có khả năng đo thông lượng neutron trong một dải đo rộng; kích thước nhỏ và tỉ lệ tín hiệu-nhiễu tốt, buồng phân hạch là thiết bị phù hợp nhất để đo thông lượng neutron trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân nói chung và trong các lò phản ứng hạt nhân nói riêng. Trong bài báo này, sự phân bố của biên độ xung ion hóa trong buồng phân hạch sử dụng 235U làm lớp phủ điện cực đã được nghiên cứu đối với các dòng neutron có các dạng phổ năng lượng khác nhau. Việc tính toán được thực hiện bằng cách sử dụng phối hợp chương trình dùng để mô phỏng quá trình phân hạch hạt nhân GEF (GEneral description of Fission observables) và chương trình tính toán các đặc trưng của quá trình vận chuyển ion trong vật chất SRIM (Stopping and Range of Ions in Matter). Kết quả nghiên cứu cho thấy dạng phân bố biên độ xung ion hóa ít phụ thuộc vào dạng phổ năng lượng của neutron. 

Từ khóa


chương trình GEF và SRIM; phân bố biên độ xung ion hóa; phân mảnh phân hạch; thông lượng neutron; phổ neutron.



TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Địa chỉ: Trường Đại học Quảng Bình, 312 Lý Thường Kiệt, Phường Bắc Lý, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình 
ĐT: 0232.3822010 - Fax: 0232.3821054