SỬ DỤNG KHUNG MÔ TẢ TÀI NGUYÊN ĐỂ TÍCH HỢP TÀI NGUYÊN SỐ MỞ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

Đậu Mạnh Hoàn

Tóm tắt


Trong những năm gần đây, Tài nguyên giáo dục mở đã phát triển mạnh mẻ trên thế giới và tác động đến hệ thống các thư viện, học liệu mở của các trường đại học trong nước và quốc tế. Tài nguyên giáo dục mở đã trở thành một phần không thể thiếu trong sự phát triển của giáo dục.  Nó có thể hỗ trợ giáo viên phát triển tốt năng lực của mình, đồng thời tác động tích cực đến việc dạy học trong các trường học và mang lại hiệu quả giáo dục cao.

Nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, rút ngắn thời gian tìm kiếm thông tin dữ liệu và tối ưu hóa quá trình khai thác tài nguyên số trong thư viện điện tử là mục tiêu của các thư viện và trung tâm học liệu hướng đến.  Với những ưu điểm của hệ thống phần mềm mã nguồn mở và nguồn tài nguyên giáo dục mở thì các tổ chức giáo dục đã ứng dụng và biến chúng trở thành các công cụ đắc lực cho hoạt động giáo dục, phát triển nguồn tài nguyên một cách đa dạng và qua đó giúp người học tiếp cận nhanh nhất, tốt nhất những tri thức của nhân loại.  

Trong bài viết này, tác giả đề cập đến việc khai thác khung mô tả tài nguyên để tích hợp tài nguyên số từ các kho dữ liệu thông qua hệ thống tìm kiếm tập trung để tích hợp nguồn dữ liệu số thành một bộ sưu tập số mở



TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Địa chỉ: Trường Đại học Quảng Bình, 312 Lý Thường Kiệt, Phường Bắc Lý, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình 
ĐT: 0232.3822010 - Fax: 0232.3821054