GERIATRIC CARE AT FAMILIES IN DONG HOI CITY, QUANG BINH PROVINCE FROM SOCIAL EXCHANGE PERSPECTIVE CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI TẠI CÁC GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH TỪ GÓC NHÌN TRAO ĐỔI XÃ HỘI

Lê Thị Mai Hương

Tóm tắt


Abstract: Population aging is an urgent social issue that cities in Vietnam are currently facing with many difficulties and challenges. The rate of elderly people has increased rapidly in recent years, which will bring certain pressure to families and society, especially in finding resources for daily care. Traditionally in Vietnam, the family plays a pivotal role in taking care of the elderly in their old age, weakness, illness, reduced working capacity, etc. However, in the face of the constant change of the elderly, Socio-economic, it affects and changes the family structure, making the relationship between family members towards the elderly become increasingly loose, even conflict, rejection is difficult. conciliatory resolution. This article uses survey data on elderly care services of Dong Hoi city, conducted by observational survey, interview in 2021 and based on social exchange theory, to analyze and explain. intergenerational exchange relationship, specifically between elderly people living at home and their adult children, thereby to deepen understanding of the issue of elderly care by family members. At the same time, points out the problems and solutions that contribute to improving the quality of care for the elderly.Keywords: Elderly people, family, take care, social exchange.Tóm tắt: Già hóa dân số là một vấn đề xã hội cấp bách mà các thành phố ở Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ gười cao tuổi trong những năm trở lại đây gia tăng nhanh chóng sẽ mang lại áp lực nhất định cho gia đình và xã hội đặc biệt trong việc tìm kiếm nguồn lực chăm sóc hằng ngày. Theo truyền thống ở Việt Nam, gia đình đóng vai trò nòng cốt trong việc chăm sóc người cao tuổi lúc tuổi cao sức yếu, ốm đau bệnh tật, suy giảm sức lao động... Tuy nhiên, trước sự biến đổi không ngừng của kinh tế xã hội, nó ảnh hưởng và làm thay đổi cấu trúc gia đình khiến cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đối với người cao tuổi ngày càng trở nên lõng lẽo, thậm chí xung đột, bài xích khó có thể giải quyết dung hoà. Bài báo này sử dụng dữ liệu khảo sát về dịch vụ chăm sóc người cao tuổi của thành phố Đồng Hới được tiến hành điều tra quan sát, phỏng vấn năm 2021 và dựa trên lý thuyết trao đổi xã hội, để phân tích và giải thích mối quan hệ trao đổi giữa các thế hệ, cụ thể giữa người già sống tại nhà và con cái trưởng thành của họ, từ đó để hiểu sâu hơn về vấn đề chăm sóc người cao tuổi bởi các thành viên trong gia đình. Đồng thời, chỉ ra những vướng mắc và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi hiện nay. Từ khoá: Người cao tuổi, gia đình, chăm sóc, trao đổi xã hội



TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Địa chỉ: Trường Đại học Quảng Bình, 312 Lý Thường Kiệt, Phường Bắc Lý, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình 
ĐT: 0232.3822010 - Fax: 0232.3821054