ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHÂN TRỜI MÙA HẠ CỦA HỮU PHƯƠNG

Nguyễn Thị Nga

Tóm tắt


Một trong những điểm mấu chốt hàng đầu và cũng chính là thách thức lớn của nhà văn khi sáng tạo nghệ thuật là phải lựa chọn một chỗ đứng, một điểm nhìn thích hợp để kể câu chuyện. Vận dụng lý thuyết tự sự về điểm nhìn nghệ thuật, chúng tôi đã soi chiếu vào tiểu thuyết “Chân trời mùa hạ” để minh chứng cho một phương thức trần thuật đa điểm nhìn của nhà văn Hữu Phương. Đó là sự di chuyển linh hoạt điểm nhìn nghệ thuật từ bên ngoài vào bên trong và ngược lại, từ nhân vật này đến nhân vật khác, từ miền không gian này sang miền không gian khác, từ hiện tại đến quá khứ, tương lai. “Chân trời mùa hạ” được tác giả phối trộn, đan chéo, luân phiên, dịch chuyển nhiều điểm nhìn trần thuật khác nhau để  đi sâu vào mọi góc cạnh của đời sống, tạo nên tính đa diện, nhiều tầng bậc cho kết cấu tác phẩm.


Từ khóa


Chân trời mùa hạ; Phương thức trần thuật; Đa điểm nhìn



TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Địa chỉ: Trường Đại học Quảng Bình, 312 Lý Thường Kiệt, Phường Bắc Lý, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình 
ĐT: 0232.3822010 - Fax: 0232.3821054